Ngôn ngữ

Việt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Tuy nhiên, trải qua nhiều thập kỷ khai thác lâm sản quá mức, chuyển đổi mục đích sử dụng đất thiếu quy hoạch, săn bắt và buôn bán động vật hoang dã trái phép đã khiến diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp, nhiều loài động thực vật bị đe dọa, và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Những vi phạm trong lĩnh vực bảo tồn đã hạn chế việc thực thi pháp luật, gia tăng khoảng cách giàu nghèo nơi các cộng đồng dân tộc thiểu số dễ bị tổn thương và gây nguy hại cho các hệ sinh thái. Vì vậy, tăng cường hoạt động bảo vệ rừng và động vật hoang dã có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại Việt Nam. Với sự hợp tác thực hiện của các cộng đồng địa phương, cơ quan Chính phủ, các công ty tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và các đối tác phát triển khác, Dự án Bảo tồn Đa dạng sinh học do USAID tài trợ sẽ góp phần duy trì và tăng cường chất lượng rừng, bảo vệ và giữ ổn định số lượng quần thể các loài hoang dã ở các Vườn Quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam. Bên cạnh đó, dự án Bảo tồn Môi trường sống Đồng bằng sông Cửu Long có mục tiêu đẩy mạnh sự bền vững của đồng bằng sống Cửu Long thông qua tăng cường phục hồi rừng ngập mặn và cải thiện công tác quản lý hiệu quả các tài nguyên thuỷ sản ven biển. USAID sẽ hợp tác với các cộng đồng đánh bắt cá địa phương và các doanh nghiệp tư nhân hoạt động dựa vào tài nguyên biển để khuyến khích và thúc đẩy họ tham gia tích cực vào khôi phục rừng ngập mặn và quản lý các nguồn tài nguyên thuỷ sản ven biển, chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không được báo cáo và không được kiểm soát.

Mất rừng và suy thoái rừng góp phần làm tăng phát thải khí nhà kính, đồng thời, rừng tự nhiên tại Việt Nam đã giảm trong hai thập kỷ qua. Dự án Quản lý rừng bền vững của chúng tôi có mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính từ các nỗ lực giảm mất rừng và suy thoái rừng tự nhiên và quản lý hiệu quả hơn rừng sản xuất tại 7 của Việt Nam.

CÁC DỰ ÁN

  • Dự án Quản lý Rừng bền vững: mục tiêu (a) giảm phát thải khí các-bon từ hoạt động bảo tồn rừng, (b) tăng cường thu giữ và lưu trữ các-bon thông qua quản lý rừng sản xuất hiệu quả hơn, và (c) cải thiện chất lượng, tính đa dạng và năng suất của rừng sản xuất là rừng tự nhiên. [Thời gian thực hiện: 2020 - 2025. Ngân sách: 36,3 triệu đô la]

  • Dự án Bảo tồn đa dạng sinh học: duy trì và gia tăng chất lượng rừng, bảo vệ và ổn định các quần thể hoang dã sống trong các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên thuộc địa bàn các tỉnh có giá trị bảo tồn cao. [Thời gian thực hiện: 2020 - 2025. Ngân sách: 38 triệu đô la]

  • Dự án Bảo bảo vệ các loài động vật hoang dã nguy cấp: tăng cường sự lãnh đạo của chính phủ Việt Nam trong công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã thông qua củng cố cam kết của các lãnh đạo cấp trung ương và địa phương, cải thiện hiệu quả thực thi pháp luật và giảm nhu cầu tiêu thụ đối với các sản phẩm từ động vật hoang dã săn bắt trái phép. [Thời gian thực hiện: 2021-2026. Ngân sách: 15 triệu đô la]

  • Dự án Bảo tồn Biển đồng bằng sông Cửu Long: giảm thiểu các mối đe dọa đối với đa dạng sinh thái ven biển và nghề cá, tăng cường khả năng chống chịu và trao quyền cho cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động giám sát đánh bắt thủy hải sản nhằm chống lại tình trạng khai thác thủy hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUUF) tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. [Thời gian thực hiện: 2021-2026. Ngân sách: 2,9 triệu đô la]

Image
Một cá thể voọc Chà vá chân nâu được phát hiện tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng.