Ngôn ngữ

Câu chuyện về một hợp tác xã sản xuất trà Việt mở rộng thị trường nhờ thương mại điện tử

Đi giữa những luống chè dài và hẹp trong khu nông trường trồng chè của gia đình, chị Nguyễn Thị Như Trang dừng lại và hái những lá chè xanh thẫm còn long lanh sương sớm.

Chia sẻ về chất lượng trà, chị nói: “Thái Nguyên là vùng đất đệ nhất danh trà nhờ sự ưu ái của khí hậu và thổ nhưỡng. Trà của chúng tôi có đặc tính tiền đắng hậu ngọt với vị chát ban đầu nhưng hậu vị lại ngọt ngào thanh mát”.

Ms. Trang inspecting tea field.

Gia đình nhà chồng chị Trang có truyền thống trồng chè lâu đời ở Thái Nguyên từ những năm 1977.

Năm 2018, chị đã thôi công tác tại Đại học Thái Nguyên, nơi chị đã gắn bó với bộ môn kinh doanh trong 10 năm, với mong muốn áp dụng chuyên môn ngành kinh doanh của mình để phát triển nông trại của gia đình và chính thức thành lập Hợp tác xã Sơn Dung Trà.

Photo
Mr. Son and Ms. Dung founders of tea farm
Mr. Son and Ms. Dung founders of tea farm
Ms. Trang picking tea leaves

Với vai trò là giám đốc hợp tác xã, chị luôn nỗ lực để gìn giữ nghề làm chè thủ công truyền thống, đồng thời tăng thu nhập cho người nông dân địa phương. Ban đầu, việc kinh doanh của Hợp tác xã chủ yếu dựa vào người đến mua buôn. Thế nhưng năm 2020 dưới tác động của đại dịch COVID-19, các đơn hàng đã giảm 30%.

Chị Trang nhận thấy cơ hội có thể  chuyển đổi mô hình kinh doanh và tận dụng thương mại điện tử để bù lỗ. Tuy nhiên, chị lại thiếu một số kiến thức và kỹ năng để có thể bắt tay vào việc xây dựng một chiến lược thương mại điện tử hiệu quả.

Mr. Dung and Ms. Trang senting tea with lotus flower
Mr. Dung and Ms. Trang senting tea with lotus flower
Son Dung Tea Farm

Những doanh nghiệp nhỏ và đang tăng trưởng như Hợp tác xã của chị Trang đóng vai trò thiết yếu đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, chiếm tới hơn 90% khu vực tư nhân và đóng góp 40% cho GDP của quốc gia. 

USAID hợp tác với những doanh nghiệp nhỏ và đang tăng trưởng, cung cấp các chương trình đào tạo được thiết kế phù hợp, chương trình huấn luyện 1-1 và hỗ trợ kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp.

Traditional Tea pot and green tea
Traditional Tea pot and green tea

Tháng 12/2022, chị Trang đã tham gia khóa đào tạo do USAID hỗ trợ về mở rộng thị trường thông qua ứng dụng thương mại điện tử, giúp chị hình thành kỹ năng xây dựng thương hiệu trực tuyến, quản lý truyền thông xã hội và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.

Chị đã áp dụng những kỹ năng mới này để cải thiện việc xây dựng thương hiệu của hợp tác xã và mở rộng hoạt động trực tuyến của hợp tác xã trên các nền tảng xã hội và thương mại điện tử.

Chị đã lồng  ghép những hình ảnh chất lượng cao và những câu chuyện hấp dẫn về các thành viên của hợp tác xã, trong đó có câu chuyện về mẹ chồng chị - một nghệ nhân làng nghề Việt Nam đã được công nhận.

Photo
Ms. trang inspecting dry tea leaves

Nhờ những bước chuyển mình này, Hợp tác xã Sơn Dung Trà đã có 10.000 người theo dõi trên mạng xã hội và doanh thu từ các kênh bán hàng trực tuyến hiện đang chiếm 30% tổng doanh thu của hợp tác xã. Nhiều người biết đến thương hiệu trà của hợp tác xã hơn, nhờ đó hợp tác xã đã có cơ hội vươn ra các thị trường mới ở Úc và Iceland. Năm 2023, với hỗ trợ của USAID, hợp tác xã đã được tham gia trưng bày giới thiệu sản phẩm ở hội chợ triển lãm quốc tế Việt Nam, nơi các doanh nghiệp đã đạt được doanh thu gấp đôi so với các hội chợ trước đó.

“Hỗ trợ đến rất đúng thời điểm, giúp chúng tôi tạo nền móng vững chắc cho tăng trưởng trong tương lai và mở rộng sang các thị trường mới, qua đó hỗ trợ những hộ trồng chè tại địa phương”, chị Trang chia sẻ.

Ms. Trang serving tea
Photo
Tea and lotus flower
Photo
Tea being sented with jasmine
Photos
Photo
Tea being sented with jasmine

Hiện tại, hợp tác xã đang hỗ trợ sinh kế cho 50 hộ nông dân. Chị Trang dự định sẽ mở rộng sang thị trường du lịch sinh thái với việc mở một trung tâm trà đầu tiên của hợp tác xã. Đây sẽ là điểm đến thu hút khách du lịch nhằm quảng bá chất lượng và truyền thống của trà Việt Nam. Doanh thu năm 2024 đã tăng 15% so với cùng kỳ năm 2022.

Chị Trang và Hợp tác xã Sơn Dung Trà là điển hình trong nỗ lực trân quý và lan tỏa di sản truyền thống lâu đời thông qua tận dụng các nền tảng số, góp phần phát triển kinh tế đất nước.

Chị nói: “Chúng tôi có rất nhiều loại trà và giờ đây chúng tôi vẫn bán hàng online ngay cả khi đang ngủ. Mỗi ngày thức dậy đều là những đơn hàng mới đến với chúng tôi…”

 

Ms. trang inspecting dry tea leaves
Ms. Trang preparing tea
Ms. Trang serving tea

 

Về câu chuyện này: USAID hợp tác với Việt Nam để giải quyết các thách thức trong quản lý kinh tế, năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân, và sự sẵn sàng của lực lượng lao động cho nền kinh tế số. Dự án Tăng cường Năng lực Cạnh tranh khu vực tư nhân của USAID thúc đẩy một khu vực tư nhân Việt Nam sáng tạo và năng động bằng cách loại bỏ các rào cản về chính sách, thị trường và cấp độ doanh nghiệp đang cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và đang phát triển. Dự án đã hỗ trợ hơn 3.500 doanh nghiệp nhỏ và đang phát triển về quản lý tài nguyên, chiến lược mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu, quản lý tài chính, và tiếp thị số nhằm đạt được sự phát triển bền vững và dài hạn tại Việt Nam.

Chú thích

Ảnh: Benjamin Ilka/USAID và Hợp tác xã Sơn Dung Trà. Viết lời: Benjamin Ilka/USAID.

Share This Page
Tuesday, May 21, 2024
Share This Page